Giáo sư Hoàng Xuân Khê - người làm việc hết mình để “u não không còn là căn bệnh đáng lo ngại”  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

Năm 2013, một tuần trước lễ tốt nghiệp cử nhân, tôi phát hiện ra rằng mình có một khối u ở não khi đi khám mắt. Từ đó đến nay, tôi đã trải qua hai lần mổ và một lần xạ trị. Với những trải nghiệm đó, tôi quyết định nghiên cứu về u não. Trong khi tìm kiếm các bài báo về u não, tôi bắt gặp một vài bài báo của tác giả người Việt, Giáo sư Hoàng Xuân Khê. Kể từ năm 1993, thầy Khê đã có hơn 200 bài nghiên cứu về u não và được trích dẫn tới hơn 1000 lần. Thầy Khê hiện là bác sĩ, giáo sư, nhà nghiên cứu về thần kinh học ở bệnh viện La Pitié-Salpêtrière tại Paris (Pháp). Ngoài ra, thầy còn đảm nhiệm vị trí thư ký của Hội Thần Kinh Học Pháp.

Thực sự ấn tượng trước các kết quả nghiên cứu của Giáo sư Khê, tôi quyết định liên hệ để viết bài về thầy. Sau khi trao đổi với thầy qua thư điện tử, cuối cùng tôi đã thuyết phục được thầy Khê tham gia phỏng vấn. Và ngay khi cuộc nói chuyện bắt đầu, tôi đã cảm nhận được sự thân thiện của thầy, khiến tôi rất háo hức để được nghe thật nhiều điều về công việc và cuộc sống của thầy.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học

Khi được hỏi về gia đình, thầy kể rằng năm 1936, cha thầy là một trong những người được chọn lựa sang Pháp để đào tạo ngành bác sĩ. Lúc mẹ thầy sang pháp học nốt chương trình phổ thông năm 1949, cha mẹ thầy gặp nhau và sau đó họ quyết định ở lại Pháp để tránh sự thay đổi tình hình chính trị những năm 50 tại Việt Nam. Họ có năm người con, hai người con trai và ba người con gái. Bốn trong năm người con đã chọn theo ngành y như cha mình. “Bố mẹ thầy đã luôn chú trọng và việc học của con cái, thế nên lúc nào thầy cũng có áp lực phải học tốt để bố mẹ không thất vọng”, thầy chia sẻ.


Gia đình Hoàng Xuân (1966)

Bố mẹ thầy đã quyết định ở lại Pháp nhưng cậu của thầy, giáo sư Hoàng Xuân Hãn lại quyết định về Việt Nam.” thầy Khê giới thiệu. Giáo sư Hãn là một  kỹ sư, nhà toán học, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục Việt Nam. Thầy Hãn tốt nghiệp ở trường đại học Bách Khoa Paris, là trường khoa học tốt nhất ở Pháp thời bấy giờ. Khi về Việt Nam, ông đã có nhiều đóng góp cho văn học và sử học nước ta. Ông chính là người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên.

Con đường đến với ngành thần kinh

Thầy kể: “Chuyên ngành thần kinh học không phải là lựa chọn đầu tiên của thầy, thầy muốn học chuyên sâu về người lớn tuổi, để chăm sóc những ngời lớn tuổi. Nhưng đầu tiên, để hiểu về người già, ta phải có kiến thức về thân kinh học. Từ những lớp học cơ bản về thần kinh học, thầy chợt nhận ra rằng thầy rất thích được biết nhiều hơn về bộ môn ấy. Bộ não của chúng ta thật thần bí, có thật nhiều thứ ta có thể tìm hiểu và khám phá về nó, có thật nhiều nguồn bệnh với những câu hỏi chứ được trả lời liên quan tới bộ não con người. Một nhà thần kinh học có thể góp phần khám phá và trả lời những câu hỏi chưa có câu trả lời đó.

Con đường trở thành một bác sĩ, một giáo sư, một nhà nghiên cứu chẳng bao giờ là dễ dàng. Tiếp tục chia sẻ về công việc của mình, thầy cho biết: “Khi tốt nghiệp trường y, để xin được vị trí dạy học và nghiên cứu ở trường đại học cũng không dễ dàng. Có rất nhiều người xin việc nhưng số lượng trường đại học tuyển giảng viên và nghiên cứu sinh thì rất ít, thế nên tính tranh đấu nghề nghiệp rất cao. Kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng điều hành quản lý nhóm nghiên cứu là rất cần thiết khi xin việc. Bởi vì thấy rất thích chuyên ngành của thầy nên thầy rất yêu công việc của mình.” Tôi chăm chú lắng nghe và thầm nghĩ: “Chính tình yêu nghề đã dẫn thầy đến sự thành công hiện tại!


Thầy Khê cùng với các giao sư và sinh viên trong khoa

Thầy Khê thực hiện nhiều nghiên cứu liên quan đến u não. Đây là một căn bệnh rất khó điều trị và có nhiều di căn. Ngoài việc đối mặt với khối u ở não, bệnh nhân còn phải đối mặt với những triệu chứng khiếm khuyết thần kinh, có thể dẫn tới khuyết tật. Thầy kể: “Bệnh nhân u não thường cảm thấy rất cô đơn và tách biệt với thế giới xung quanh. Ngoài việc chữa trị cho bệnh nhân, thầy thấy rằng giành thời gian cho bệnh nhân của thầy để động viên và giúp đỡ họ cũng là điều rất quan trọng. Hơn nữa, thầy cũng hiểu hơn về căn bệnh và thời gian với bệnh nhân làm cho thấy yêu công việc nghiên cứu của mình hơn. Thầy nhớ rằng những năm 80, AIDS đả từng là mối lo ngại cho nhiều người. Với sự phát triển về y học hiện giờ, AIDS không còn đáng lo ngại nhiều như trước. Thầy muốn rằng trong một tương lai gần, bệnh u não không còn là căn bệnh đáng lo ngại nữa!

Gia đình là số một

Khi nói về gia đình, thầy cười trừ: “Thời gian cho công việc và thời gian cho gia đình thì thật không cân bằng em ạ. Thầy và cô đều là giảng viên nên cả hai lúc nào cũng bận. Nhưng thầy tin rằng điều quan trọng nhất là khi thầy ở bên vợ con, thầy là con người của vợ con trọn vẹn, mọi công việc khác được gác qua một bên.” Tôi chợt nhớ khi tôi theo học lớp về kỹ năng lãnh đạo (Leadership) ở trường, thầy tôi có mời các vị CEO từ những công ty lớn như Motorola, Walmart, Tyson. Các vị ấy, nam có, nữ có, dân tộc thiểu số cũng có. Trong tất cả các vị ấy, ai cũng rất bận, ai cũng giành nhiều thời gian cho công việc hơn là cho gia đình. Nhưng ai cũng nói rằng đối với họ, khi ở bên gia đình thì tất cả công việc công ty đều được gác qua một bên hết.

Cầu nối tri thức y học giữa Pháp và Việt Nam

Năm 2008, một học trò người Việt của thầy Khê đã ngỏ ý muốn liên kết trường Đại học Y của thầy với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (thành phố Hồ Chí Minh), để đưa các giáo sư ở Pháp về trường giảng dạy. Thầy Khê tự hào được là cầu nối mang nền y học Pháp trực tiếp đến với Việt Nam. Vì sự thành công của chương trình liên kết, không lâu sau đó, trường Đại học Y Dược TP. HCM và Đại học Y Dược Hà Nội cung cùng tham gia chương trình này. Cứ 2 lần một năm, các giáo sư ở La Pitié-Salpêtrière lại về Việt Nam trong các khóa đào tạo ngắn hạn. Các sinh viên ưu tú của các trường y tại Việt Nam cũng có cơ hội sang Pháp học tập các khóa học dài hạn.

Với những sinh viên theo học ngành y, thầy Khê nhấn mạnh: “Sự đam mê học hỏi trong công việc là rất quan trọng. Các em hãy luôn cởi mở tâm trí, hiếu kỳ, và hãy luôn cho mình những cơ hội được học hỏi từ mọi người. Chẳng bao giờ là muộn để thay đổi hướng đi của mình cả, các em hãy luôn tự tin vào bản thân mình!

Tháng 5/2017 Arkansas, U.S.A

Phỏng vấn: Minh Giang, Anh Pham, Vietnam Journal of Science.
Biên tập: Lê Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Ngô