[INFOGRAPHIC] HỆ MÔI TRƯỜNG (EXPOSOME) VÀ MỤN TRỨNG CÁ  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

Hà Thị Thảo Mai

Bộ Môn Sinh hóa- Y khoa, Đại học Y dược Cần Thơ

GIỚI THIỆU CHUNG

Xuất phát từ những thắc mắc thường xuyên của bệnh nhân mụn trứng cá về lối sống để tránh làm nặng thêm tình trạng mụn, nhanh khỏi và tránh tái phát; từ nhu cầu chăm sóc bệnh nhân một cách hoàn thiện nhất từ bệnh lý đến các yếu tố khác trong cuộc sống hằng ngày, bài viết đề cập đến hệ môi trường mà bản thân mỗi bệnh nhân nên quan tâm để có kết quả điều trị tối ưu nhất không chỉ về mặt da liễu học mà đối với sức khỏe thể chất toàn thân và sức khỏe tâm lý.

Các yếu tố môi trường và lối sống gọi chung là “exposome”. “Exposome” hiểu theo nghĩa rộng bao gồm dinh dưỡng, các loại thuốc đang sử dụng, chất gây ô nhiễm, yếu tố khí hậu, nghề nghiệp, yếu tố tâm lý và chế độ sinh hoạt.

Exposome có ảnh hưởng đến sự xuất hiện, thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá do tương tác với hàng rào da, tuyến bả nhờn, hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ vi khuẩn tự nhiên.

DINH DƯỠNG

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố được công bố trên các nghiên cứu nhiều nhất. Các kết quả nghiên cứu mới chỉ ra rằng dinh dưỡng là một nguyên nhân gây mụn. Kết quả này khác với các kết quả nghiên cứu trước kia, các kết quả nghiên cứu cũ lại chỉ ra rằng dinh dưỡng ít ảnh hưởng đến mụn. Như vậy, với chế độ dinh dưỡng hiện nay, sự thay đổi thành phần và cách ăn uống rõ ràng đã ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên nhiều bệnh lý trong đó có mụn trứng cá. Một trong những chế độ ăn nên tránh là các sản phẩm từ sữa và thực phẩm có chứa lượng đường cao. Bằng chứng thuyết phục cho thấy có sự liên quan đến mụn trứng cá của các chỉ số sau đây: BMI>25 ở người Âu Mỹ, và >23 ở người châu Á (chỉ số khối cơ thể), tăng IGF-1 và giảm leptin và liponectin. Chất đạm như leucine có thể gây kích ứng và xấu đi tình trạng mụn trứng cá bởi vì leucin kích thích sản xuất IGF-1. Lợi khuẩn như Lactobacillus rhamnosus SP1, Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium bifidum góp phần tăng cao hiệu quả điều trị mụn trứng cá [2].

THUỐC

Chế độ sử dụng thuốc đặc biệt là điều trị với hormon, hoặc chất chuyển hóa của testosterone có thể là yếu tố làm nặng thêm mụn ở thanh thiếu niên và cả người trưởng thành. Những loại thuốc ngừa thai, thuốc điều chỉnh hormon ở những người chuyển giới hoặc suy giảm tiết hormon bất thường trước tuổi  như desogestrel và 3‐cetodesogestrel, levonorgestrel, lynestrenol, norgestrienone, norethisterone, norgestrel, gestodene, norgestimate và etonogestrel ảnh hưởng tiêu cực đến mụn trong khi chlormadinone acetate, dienogest, drospirenone và norgestimate có những ảnh hưởng tích cực đối với mụn.

Thuốc corticosteroids, nhóm halogens, isoniazid, lithium, vitamin B12, ức chế miến dịch và chất kháng ung thư và xạ trị đã được báo cáo khả năng gây phát ban dạng trứng cá [1]

YẾU TỐ TÂM LÝ VÀ LỐI SỐNG

Các yếu tố tâm lý và lối sống như stress, cảm xúc, mất ngủ và lối sống thụ động hiện đại ảnh hưởng đến các bệnh da viêm nhiễm. Một số các yếu tố văn hóa có thể gây khởi phát mụn. Hormon CRH và các peptid thần kinh hiện diện trong tuyến quả có thể kích hoạt con đường ảnh hưởng miễn dịch và diễn tiến viêm dẫn đến hình thành và phát triển tình trạng mụn do stress hoặc các yếu tố thần kinh tâm lý.

Các ánh sáng có bước sóng ngắn nhìn thấy được phát ra từ điện thoại hoặc máy tính bảng đã được báo cáo gây tăng sinh tụ cầu và mất cân bằng hệ vi sinh trên da từ đấy dễ sinh mụn. Do đó, lối sống hiện đại được định nghĩa như là tình trạng stress có thể từ tiếng ồn đô thị, áp lực kinh tế xã hội và bộc lộ dưới ánh sáng là có thể là các yếu tố dẫn đến mụn [2]. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ewa Chlebus ET AL (2017),  Factors affecting the course and severity of adult acne. Observational cohort study, J Dermatolog Treat, 28(8), pp. 737-744.

2. B. Dréno et al (2018), The influence of exposome on acne, J Eur Acad Dermatol Venereol, 32(5), pp. 812–819.

Category: