Thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng ở trẻ tự kỷ  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

Tổng hợp và biên dịch: Ngô Thị Thanh Tuyền

Các trẻ tự kỷ có xu hướng thường chỉ sử dụng một số loại thực phẩm nhất định dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng. Diolordi và cộng sự (2014) đã nghiên cứu về các thực phẩm tiêu thụ và hành vi ăn uống của trẻ tự kỉ và trẻ bình thường ở cùng độ tuổi. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm trẻ trên trong sự tiêu thụ một số loại thực phẩm như: sữa, yogurt, đậu hạt khô, gạo và nước trái cây (với độ tin cậy ≥ 99.995%). Đồng thời, phân tích khả năng tự chủ ăn uống (CEBI - children’s eating behavior inventory) cũng phát hiện thấy sự khác biệt đáng kể.

Nghiên cứu được tiến hành với đối tượng là trẻ em mắc chứng rối loạn tự kỷ ở Trung tâm Tự kỷ, Khoa Thần kinh học, Tâm thần và Phục hồi chức năng, tại La Sapienza, Đại học Rome. Nhóm trẻ đối chứng được chọn ngẫu nhiên từ các trẻ khoẻ mạnh có cùng độ tuổi. Các trẻ bị khuyết tật giác quan, thị giác, thính giác hoặc khả năng vận động đều bị loại khỏi nghiên cứu. Trẻ tự kỷ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM-IV (1). Các dữ liệu được khảo sát bao gồm: tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI, thói quen ăn uống, tần suất tiêu thụ so với mức khuyến cáo (3). Việc sử dụng bất kì loại thuốc, vitamin hay khoáng chất bổ sung cũng như liều lượng sử dụng (nếu có) đều được xem xét. Các trẻ tự kỉ được kiểm tra theo dõi lại sau 12 tháng để đánh giá những thay đổi trong thói quen và hành vi ăn uống.

Bảng 1. Mô tả các nhóm trẻ được khảo sát (2)

Nhóm tự kỷ có nhiều bé trai hơn bé gái. Tỷ lệ trai:gái là 4,5:1. Đây là tỉ lệ phù hợp với các nghiên cứu khác được thực hiện ở trẻ em tự kỉ (4). Chỉ số BMI ở trẻ trong nhóm đối chứng thấp hơn trẻ tự kỷ. Điều này có thể được giải thích qua nghiên cứu là do trẻ tự kỷ tiêu thụ thực phẩm nhiều năng lượng mà lại ăn ít rau củ hơn hơn trẻ bình thường. Hơn nữa, chế độ ăn ở nhóm trẻ này thường nghèo nàn và thiếu cân bằng dinh dưỡng (5-8). Thực phẩm dưới dạng lỏng hoặc thức ăn mềm như đồ xay nhuyễn hay nước trái cây thường được lựa chọn (9).

Bảng 2. Lượng tiêu thụ thức ăn theo mức khuyến cáo ở trẻ tự kỉ và trẻ khoẻ mạnh (2)

Nhìn chung, lượng trái cây tiêu thụ giữa 2 lần khảo sát ở trẻ tự kỉ giảm (từ 42 xuống 40%), trong khi ở nhóm trẻ bình thường lại tăng (từ 43 lên 58%). Sự tiêu thụ rau củ, đậu hạt, khoai tây, sữa/sữa chua hay phô mai cũng có xu hướng tương tự. Các nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ em mắc chứng tự kỷ rất nhạy cảm với vị đắng dẫn đến từ chối các loại thực phẩm nhất định (9). Có thể điều này dẫn đến trẻ tự kỉ ăn ít rau củ hơn trẻ bình thường. Tuy nhiên, lượng nước ép trái cây tiêu thụ bởi các trẻ tự kỉ lại tăng lên khá nhanh so với các trẻ bình thường, nguyên nhân là do kết cấu và vị ngọt của chúng.

Tất cả các trẻ tham gia nghiên cứu đều thích ăn thịt hơn cá. Trong đó, có 27,3% trẻ tự kỷ không bao giờ ăn cá, trong khi con số này ở trẻ khoẻ mạnh là 0%.

Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy trẻ tự kỷ tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, nước ép trái cây và các loại thực phẩm giàu năng lượng. Điều này là phù hợp với dữ liệu trước đó cho rằng trẻ em tự kỷ đặc biệt ưa thích đồ ngọt hoặc thức ăn có vị mặn (6) và thường có xu hướng tiêu thụ quá mức.

Chỉ số về hành vi ăn uống của trẻ em (children’s eating behavior inventory-CEBI) bao gồm: khả năng ăn uống độc lập, xem TV hoặc chơi đồ chơi trong khi ăn, từ chối ăn ở bàn ăn hay khi không có mẹ bên cạnh hoặc muốn thức ăn phải được cắt nhỏ. Các thói quen trong giờ ăn bao gồm: đòi xem TV hoặc cần đồ chơi, sách truyện trong khi ăn.

Bảng 3. Thử nghiệm CEBI- phát hiện hành vi ăn uống ở trẻ (2)

Qua kết quả trên có thể kết luận rằng có mối liên quan mật thiết giữa chứng bệnh tự kỷ và chế độ dinh dưỡng của trẻ. Từ đó, tạo cơ sở cho các nghiên cứu sau này nhằm xây dựng một chế độ ăn hợp lý và khoa học cho những trẻ mắc phải chứng bệnh tự kỉ.  

Tài liệu tham khảo:

1. American Psychiatric Association (1994) Diagnostic and statistic manual of mental disorders, Revised 4th edn, Washington, DC:American Psychiatric Association. (Trad. It Manuale Diagnosticoe statistico dei disturbi mentali, DSMIV-TR, Masson, Milano, 2001.

2. Diolordi, L., del Balzo, V., Bernabei, P., Vitiello, V., & Donini, L. M. (2014) Eating habits and dietary patterns in children with autism. Eating and Weight Disorders-Studies on Anorexia, Bulimia and Obesity, 19(3), 295-301.

3. L.A.R.N. (1996) Livelli di Assunzione Giornalieri Raccomandati Di Energia e Nutrienti per la Popolazione Italiana. Societa`Itali-ana di Nutrizione Umana.

4. Jamain S, Quach H, Quintana-Murci L, Betancur C, Philippe A,Gillberg C, Sponheim E, Skjeldal OH, Fellous M, Leboyer M,Bourgeron T (2002) Y chromosome haplogroups in autistic sub-jects. Mol Psychiatr 7(2):217–219. doi:10.1038/sj.mp.4000968.

5. Cornish E (1998) A balanced approach towards healthy eating inautism. J Hum Nutr Diet 11:501–509. doi:10.1046/j.1365-277X.1998.00132.x.

6. Ahearn WH, Castine T, Nault K, Green G (2001) An assessment of food acceptance in children with autism or pervasive developmental disorder-not otherwise specified. J Autism Dev Disord31(5):505–511. doi:10.1023/A:1012221026124.

7. Marshall J, Hill RJ, Ziviani J, Dodrill P (2013) Features offeeding difficulty in children with autism spectrum disorder. Int JSpeech Lang Pathol. doi: 10.3109/17549507.2013.808700.

8. Marı´-Bauset S, Zazpe I, Mari-Sanchis A, Llopis-Gonza´lez A,Morales-Sua´rez-Varela M (2013) Food selectivity in autismspectrum disorders: a systematic review. J Child Neurol. doi: 10.1177/0883073813498821.

9. Schreck KA, Williams K, Smith AF (2004). A comparison of eating behaviors between children with and without autism. J Autism Dev Disord 34(4):433–438. doi:10.1023/B:JADD.0000037419.78531.86.

10. Archer LA, Rosenbaum PL, Streiner DL (1991) The children’seating behavior inventory: reliability and validity results. J Pedi-atr Psychol 16(5):629–642. doi:10.1093/jpepsy/16.5.629.

11. Herndon AC, DiGuiseppi C, Johnson SL, Leiferman J, ReynoldsA (2009). Does nutritional intake differ between children with autism spectrum disorders and children with typical development? J Autism Dev Disord 39(2):212–222. doi:10.1007/s10803-008-0606-2.