Uống hơn 5 ly đồ uống có cồn mỗi ngày có thể rút ngắn cuộc sống của chính bạn  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

Tổng hợp và biên dịch: Ngô Thị Thanh Tuyền

Kết quả nghiên cứu mới đây của Đại học Cambridge (Anh) cho thấy thường xuyên uống rượu nhiều hơn mức khuyến nghị có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống nhiều rượu có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao, chứng phình động mạch, suy tim và tử vong.

 

Nghiên cứu của Đại học Cambridge và Hiệp hội tim mạch Anh quốc chỉ ra rằng việc sử dụng nhiều thức uống có cồn có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao, chứng phình động mạch, suy tim và tử vong. Những phát hiện này thách thức niềm tin phổ biến rằng uống rượu vừa phải có lợi cho sức khoẻ tim mạch và đồng thời hỗ trợ cho những khuyến cáo mới đây của Vương quốc Anh.

 

Nghiên cứu đã so sánh mối liên quan giữa tình trạng sức khoẻ và thói quen tiêu thụ đồ uống có cồn của hơn 600.000 người ở các quốc gia trên thế giới với các yếu tố được kiểm soát là tuổi tác, có hút thuốc lá hay không, tiền sử bệnh tiểu đường, trình độ học vấn và nghề nghiệp. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cả nam giới và phụ nữ đều không nên uống quá 14 đơn vị cồn mỗi tuần. Uống quá giới hạn này sẽ làm giảm tuổi thọ. Ví dụ, tiêu thụ 10 ly hoặc nhiều hơn mỗi tuần sẽ làm giảm từ 1 đến 2 năm so với số tuổi thọ được dự đoán ban đầu, uống từ 18 ly rượu trở lên mỗi tuần làm rút ngắn từ 4 đến 5 năm tuổi thọ.

 

Tuy nhiên, đối với từng quốc gia khác nhau thì tiêu chuẩn khuyến cáo về nồng độ thức uống có cồn nên tiêu thụ cũng có sự khác biệt đáng kể.

Bảng 1. Khuyến cáo về mức tiêu thụ rượu, ban hành bởi chính phủ một số quốc gia (1)

Quốc gia

Nguồn tham khảo

Nam

Nữ

Mức tiêu chuẩn (g)

Khuyến nghị khác

Canada

Trung tâm về Lạm dụng Chất gây nghiện Canada.

Hướng dẫn làm giảm nguy cơ do uống bia rượu

15 ly/ tuần, ít hơn 3 ly/ ngày.

Không uống hơn 4 ly mỗi lần

10 ly/ tuần, ít hơn 2 ly/ ngày.

Không uống hơn 3 ly mỗi lần

13.5

Mức tiêu chuẩn tương đương 341ml bia 5% độ cồn, nước táo lên men; 142ml rượu 12% độ cồn; 43ml rượu chưng cất 40%.

Thanh thiếu niên cần nói chuyện với ba mẹ về việc uống bia rượu. Nếu muốn sử dụng đồ uống có cồn cần có sự kiểm soát của phụ huynh, không bao giờ uống hơn 1-2 ly mỗi lần và không hơn 1-2 lần mỗi tuần.

Đan Mạch

Hội đồng Y tế Quốc gia,

Hướng dẫn chế độ ăn uống (2015)

168g/ tuần

84g/ tuần

12

Không sử dụng hơn 5 ly (60g) mỗi lần.

Mức tiêu thụ gây nguy cơ cao: 252g/ tuần với nam và 168g/ tuần đối với nữ.

Nếu lớn tuổi, cần đặc
biệt cẩn thận với bia rượu.

Trẻ em dưới 16 tuổi không nên uống bia rượu. Thanh thiếu niên từ 16-18 tuổi cần giới hạn hàm lượng thức uống có cồn và không nên uống hơn 5 ly mỗi lần.

Phần Lan

Viện Y tế và Phúc lợi Quốc gia.

Thông tin từ: Nguy cơ sức khỏe do rượu đối với người trưởng thành khỏe mạnh (2016)

20g/ ngày

10g/ ngày

12

Nguy cơ trung bình: tiêu thụ lâu dài hơn 168g/ tuần ở nam và hơn 84g/ tuần ở nữ.

Nguy cơ cao: trên 40g/ ngày hoặc 276-278g/ tuần (nam) và trên 20g/ ngày hoặc 144-192g/ tuần (nữ). Tránh uống hơn 5-6 ly mỗi lần, theo khuyến nghị Dinh dưỡng Phần Lan.

Đối với người trẻ tuổi, sử dụng rượu làm tăng nguy cơ gây hại sức khoẻ dù ở cấp độ nào, do đó bắt đầu sử dụng bia rượu càng trễ càng tốt

Nhật Bản

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (2013-2023)

40g/ ngày

20g/ ngày

20

Mục tiêu bổ sung là trẻ tuổi vị thành niên và phụ nữ mang thai không được sử dụng đồ uống có cồn

Hà Lan

Trung tâm dinh dưỡng, hướng dẫn cho chế độ ăn lành mạnh

10g/ ngày

10g/ ngày

10

Không nên uống rượu hoặc ít nhất là không nên uống hơn 1 ly mỗi ngày

Vương quốc Anh

Bộ Y tế, Hướng dẫn hạ thấp nguy cơ do rượu của Bộ trưởng bộ y tế Vương quốc Anh, 2016.

Dịch vụ Y tế Quốc gia, Lạm dụng rượu

112g/ tuần

112g/ tuần

8

Hướng dẫn này từ Bộ trưởng Bộ y tế Anh,  áp dụng cho cả nam và nữ, những người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn.

Để đảm bảo sức khoẻ không uống hơn 14 đơn vị/ tuần thường xuyên. Nếu thường xuyên uống hơn 14 đơn vị mỗi tuần, cần chia tổng lượng đó cho từ 3 ngày trở lên, tránh tiêu thụ hàm lượng cồn quá lớn trong một lần vì việc đó sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh, tai nạn hoặc chấn thương. Uống bia rượu thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ ung thư (họng, vòm họng và ung thư vú)

Mỹ

Sở Nông nghiệp, Y tế & Dịch vụ Nhân sinh: Hướng dẫn chế độ ăn cho người Mỹ 2015-2020.

Viện nghiên cứu về lạm dụng rượu và nghiện rượu quốc
gia (NIAAA): Phòng chống lạm dụng
bia rượu 2012.

20g/ ngày.

Hơn 60 tuổi: 12g/ ngày hoặc 84g/ tuần, không uống hơn 36g mỗi lần.

Hơn 65 tuổi: 42g/ ngày, 98g/ tuần

14g/ ngày.

Hơn 60 tuổi: 12g/ ngày
hoặc 84g/ tuần, không uống hơn 24g mỗi lần

14

Nguy cơ cao: uống hơn 56g một lần hoặc 112g/ tuần (nữ), hơn 70g một lần hoặc 210g/ tuần.

Đối tượng cần lưu ý khi sử dụng bia rượu: người bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị, người từng nghiện rượu hoặc mất khả năng kiểm soát khi sử dụng rượu, thanh thiếu niên dưới 21 tuổi, người lái xe hoặc tham gia các hoạt động đòi hỏi kĩ năng, sự tập trung, phối hợp và tỉnh táo.

Việt Nam

Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý cho giai đoạn 2013–2020 (2013)

20g/ ngày

10g/ ngày

10

Để khoẻ mạnh và tránh nguy cơ bệnh tật, nên giới hạn lượng đồ uống có cồn tiêu thụ

Ngoài ra, tuy có giúp giảm nhẹ nguy cơ về các cơn đau tim không gây tử vong nhưng việc tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn lại làm tăng các hội chứng tim mạch như nguy cơ đột qụy, suy tim, chứng phình động mạch chủ gây tử vong, bệnh cao huyết áp. Do đó, các tác giả nhấn mạnh rằng sự giảm về nguy cơ tim mạch không tử vong phải được xem xét trong bối cảnh đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch nghiêm trọng và thường gây tử vong.

Hình 1. Rủi ro về sức khỏe liên quan đến lượng rượu tiêu thụ trung bình trong một tuần, theo các nghiên cứu dịch tễ học (2)

Chú thích:
- Nguy cơ mắc bệnh (RR) là 2.0 nghĩa là nguy cơ mắc bệnh trung bình ở những người uống bia rượu gấp 2 lần so với những người không sử dụng. RR= 0.5 nghĩa là hàm lượng rượu trong nghiên cứu giúp làm giảm phân nửa khả năng mắc bệnh so với những người không uống.
-
Nguy cơ ung thư được xác định bằng phân tích meta nguyên bản tiến hành bởi Dr. J. Rehm trình bày trong hội nghị chuyên đề tài trợ bởi Cục Y tế dự phòng và Sinh trắc học tại đại học Toronto, tháng 6 năm 1996.
-
Nghiên cứu ung thư thực quản: Yu và cộng sự, 1988 (4); Graham và cộng sự, 1990 (5); Brown và cộng sự, 1988 (6); Valsecchi, 1992 (7) và La Vecchia và Negri, 1989 (8). Dữ liệu được sử dụng cho cả hai giới, và được điều chỉnh theo tuổi, giới tính, có hút thuốc hay không và các yếu tố gây nhiễu khác.
-
Nghiên cứu ung thư vú: Friedenreich và cộng sự, 1993 (9); Gapstur và cộng sự, 1992 (10); Garfinkel và cộng sự, 1988 (11); Hiatt và cộng sự, 1988 (12); Hiatt và Bawol, 1984 (13); Nasca và cộng sự, 1990 (14) và Willett và cộng sự, 1987 (15). Dữ liệu được điều chỉnh theo độ tuổi và những yếu tố gây nhiễu khác.
-
Đồ thị nguy cơ cho bệnh tim mạch vành ở nam giới trung niên được điều chỉnh từ Rehm (16).
-
Đồ thị số lượng tử vong ở cả nam và nữ giới do tất cả các nguyên nhân được lấy từ phân tích gộp của English và cộng sự (17).

Tiến sĩ Angela Wood thuộc Đại học Cambridge, tác giả chính của nghiên cứu phát biểu rằng: "Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn có thể giúp bạn sống lâu hơn và giảm nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch. Mặc dù rượu bia có thể giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim không gây tử vong thấp hơn chút ít, nhưng đồng thời chúng làm tăng nguy cơ về các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng và có thể gây tử vong khác".

Victoria Taylor, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp của Quỹ Tim mạch Anh, đơn vị đã tài trợ một phần cho nghiên cứu, cho rằng nghiên cứu này có thể khiến các quốc gia cân nhắc nghiêm túc về quy định liên quan tới lượng tiêu thụ đồ uống có cồn. Bà cho biết: "Nhiều người tại Anh thường uống quá mức [rượu bia] được khuyến cáo. mà chính phủ nước này đã đưa ra. Chúng ta nên nhớ rằng các khuyến cáo về hàm lượng cồn tiêu thụ là một ngưỡng giới hạn và cần phải cố gắng uống dưới ngưỡng này".

Tài liệu tham khảo

1. International Alliance for Responsible Drinking (2018) Drinking Guidelines: General Population. http://www.iard.org/policy-tables/drinking-guidelines-general-population/

2. Bondy, S. J., Rehm, J., Ashley, M. J., Walsh, G., Single, E., & Room, R. (1999). Low-risk drinking guidelines: the scientific evidence. Can J Public Health, 90(4), 264-70.

3. Angela M Wood et al. Risk thresholds for alcohol consumption: combined analysis of individual-participant data for 599 912 current drinkers in 83 prospective studies. The Lancet, 2018; 391 (10129): 1513 DOI: 10.1016/S0140-6736(18)30134-X.

4. Yu MC, Garabrant DH, Peters JM, Mack TM. Tobacco, alcohol, diet, occupation, and carcinoma of the esophagus. Cancer Res 1988;48:3843-48.

5. Graham S, Marshall J, Haughey B, et al. Nutritional epidemiology of cancer of the esophagus. Am J Epidemiol 1990;131:454-67.

6. Brown LM, Blot WJ, Schuman SH, et al. Environmental factors and high risk of esophageal cancer among men in coastal South Carolina. J Natl Cancer Inst 1988;80:1620-25.

7. Valsecchi MG. Modelling the relative risk of esophageal cancer in a case-control study. J Clin Epidemiol 1992;45:347-55.

8. Vecchia C, Negri E. The role of alcohol in oesophageal cancer in non-smokers, and of tobacco in non-drinkers. Int J Cancer 1989;43:784-85.

9. Friedenreich CM, Howe GR, Miller AB, Jain MG. A cohort study of alcohol consumption and risk of breast cancer. Am J Epidemiol 1993;137:512-20.

10. Gapstur SM, Potter JD, Sellers TA, Folsom AR. Increased risk of breast cancer with alcohol consumption in postmenopausal women. Am J Epidemiol 1992;136:1221-31.

11. Garfinkel L, Boffetta P, Stellman SD. Alcohol and breast cancer: A cohort study. Prev Med 1988;17:686-93.

12. Hiatt RA, Klatsky AL, Armstrong MA. Alcohol consumption and the risk of breast cancer in a prepaid health plan. Cancer Res 1988;48:2284- 87.

13. Hiatt RA, Bawol RD. Alcoholic beverage consumption and breast cancer incidence. Am J Epidemiol 1984;120:676-83.

14. Nasca PC, Liu S, Baptiste MS, et al. Alcohol consumption and breast cancer: Estrogen receptor status and histology. Am J Epidemiol 1994;140:980-87.

15. Willett WC, Greed A, Stampfer MJ, et al. Relative and absolute excess risks of coronary heart disease among women who smoke cigarettes. N Engl J Med 1987;317:1303-9.

16. Rehm J. Stichprobengewichtung. In: Margraf J, Kunath H (Eds.), Methodische Ansätze in der Public Health-Forschung. Regensburg: Roderer, 1995;180-90.

17. English D, Holman D, Milne E, et al. The Quantification of Drug Caused Morbidity and Mortality in Australia. Canberra: Commonwealth Department of Human Services and Health, 1995.