Giải mã khoa học về kỹ năng cứu thua penalty của thủ môn  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

Tác giả: Nguyễn Duy Liêm, Đại học Nông Lâm TP. HCM

Email: nguyenduyliem@hcmuaf.edu.vn

Sự kiện thể thao lớn nhất thế giới năm 2018, FIFA World Cup đang diễn ra tại Nga và penalty trở thành điểm đáng chú ý trong các trận đấu. Thống kê đến hết vòng bán kết của giải đấu, đã có tới 28 quả penalty được thổi trong 62 trận đấu. Trong đó, 21 quả được thực hiện thành công.

Đáng chú ý là quả penalty đầu tiên đã được chuyển hóa thành bàn do siêu sao Cristiano Ronaldo thực hiện trong trận hòa kịch tính 3 – 3 giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tại vòng bảng. Thế nhưng, cũng chính cầu thủ này lại sút hỏng penalty khiến cho Bồ Đào Nha bị Iran cầm chân ở lượt trận cuối cùng tại vòng bảng.

Ronaldo đánh lừa De Gea trên chấm 11 m giúp Bồ Đào Nha dẫn bàn trước Tây Ban Nha

Câu hỏi đặt ra là tại sao một số thủ môn hàng đầu thế giới như Manuel Neuer, Gianluigi Buffon lại bắt penalty giỏi hơn những thủ môn khác? Dựa vào đâu mà các thủ môn này đưa ra quyết định đổ người trong các tình huống đá phạt đền?

Một nghiên cứu gần đây do John van der Kamp và cộng sự tại trường đại học Vrije Universiteit Amsterdam, Hà Lan thực hiện có thể hé lộ câu trả lời (1). Theo đó, thủ môn muốn cản phá penalty thành công thì cần phải phán đoán đúng hướng sút của cầu thủ và lựa chọn thời điểm đổ người chính xác.

Ronaldo đá hỏng penalty trong trận hòa 1 – 1 giữa Bồ Đào Nha và Iran

Thông thường, thủ môn không có đủ thời gian để vừa phán đoán hướng bóng vừa đổ người cản bóng. Một cú sút mạnh có thể tiếp cận khung thành trong 0,4 giây, trong khi thủ môn mất khoảng 0,6 giây để đổ người vào hai bên khung thành và 1 giây để bay người lên góc trên của khung thành (1).

Điều này đồng nghĩa với việc thủ môn không còn thời gian quan sát quỹ đạo của trái bóng để cản phá, ngay cả khi đã phán đoán đúng hướng sút. Để giải mã kỹ năng cứu thua penalty của thủ môn, van der Kamp và cộng sự đã đưa ra một mô hình mới - “mô hình điều khiển dựa trên tương tác” (affordance-based control model), có xem xét đến cả hướng sút và thời điểm đổ người. Trong mô hình này, các điều kiện ràng buộc để cứu thua penalty thành công được đưa vào bao gồm: vận tốc ngang, lực đổ người, cân nặng của thủ môn.

Gọi VGK, V*GK lần lượt là vận tốc ngang tối đa, vận tốc ngang điều chỉnh của thủ môn; XB, XGK lần lượt là vị trí của trái bóng, thủ môn trên vạch vôi khung thành; TTCPT, TTCB lần lượt là thời gian trước khi cầu thủ sút bóng và thời gian bóng di chuyển; c là hệ số điều chỉnh hành động của thủ môn. Khi đó, V*GK trong mô hình điều khiển dựa trên tương tác được xác định dựa trên phương trình sau (1):

Chỉ cần giữ vận tốc ngang điều chỉnh nhỏ hơn hoặc bằng vận tốc ngang tối đa (nghĩa là c ≤ 1), thủ môn có thể chạm tới và cản phá bóng thành công. Điều đó đồng nghĩa với việc thủ môn phải đổ người trước khi vận tốc ngang điều chỉnh vượt quá vận tốc ngang tối đa.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng thủ môn chỉ cần quan sát hành động của cầu thủ trong khi chạy đà và sút bóng để đưa ra quyết định đổ người. Tuy nhiên, với kết quả nghiên cứu của mình, van der Kamp và cộng sự khuyến nghị các thủ môn nên phát hiện các dấu hiệu trực quan cụ thể trong khi chạy đà và sút bóng của cầu thủ, từ đó phán đoán chính xác hướng và thời điểm đổ người. Ông van der Kamp nhận định rằng: “Thủ môn trong tình huống đá phạt đền cần điều chỉnh hành động của mình với nhận thức có thể cản phá cú sút thành công. Chúng tôi mong muốn tiếp tục nghiên cứu để xác minh tính chính xác của mô hình này”.

Tài liệu tham khảo:

1. van der Kamp J, Dicks M, Navia JA, Noël B (2018) Goalkeeping in the soccer penalty kick. Ger J Exerc Sport Res 48(2):169–175.