Tại sao chúng ta ngủ… và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không?  

Error message

Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

Tiêu Minh Thuận biên dịch

Giấc ngủ là một phần quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người, tuy nhiên, dường như đa số chúng ta không dành đủ thời gian cho nó. Giấc ngủ được định nghĩa một cách khoa học là một trạng thái bất hoạt động và không tỉnh táo nhưng có thể đảo lộn một cách nhanh chóng khi thức giấc (1). Bí ẩn đằng sau giấc ngủ vẫn đang được tìm hiểu và tranh cãi trong giới khoa học. Một giả thiết cho rằng giấc ngủ góp phần quan trọng trong việc điều hòa sự liên kết của các neurons trong hệ thần kinh (2). Họ cho rằng các neurons kết nối chặt chẽ với nhau khi chúng ta thức giấc và sự liên kết được đẩy lên đỉnh điểm ngay trước khi chúng ta ngủ. Sau đó, sự liên kết này giảm dần trong giấc ngủ của chúng ta (2). Quá trình này có thể được ví như là chu trình “nung nóng và để nguội” trong hệ thần kinh để bộ não bảo toàn năng lượng, ngăn ngừa quá tải và thúc đẩy quá trình tạo trí nhớ (2).

Khoa học đã chứng minh bộ não không ngưng làm việc khi chúng ta ngủ. Vào thập niên 50 và 60, chu trình ngủ REM và NREM đã được phát hiện (3). Chu trình REM gắn liền với giấc mộng, đó là khi bộ não hoạt động mạnh trong khi chúng ta ngủ. Tuy vậy, các thần kinh thụ cảm và điều khiển cơ đều được ngưng hoạt động trong chu trình REM (2). Chu trình NREM gắn liền với sự vô thức hoàn toàn và không có giấc mộng (3). Tuy nhiên, một vài phần của não bộ vẫn hoạt động bình thường. Khám phá này cho thấy giấc ngủ là sự thu dọn ngăn nắp, chứ không phải ngưng hoàn toàn, của các hoạt động thần kinh (3).

Chu trình REM và NREM được quan sát ở hầu hết các loài động vật, gợi ý cho chúng ta rằng giấc ngủ là hoạt động quan trọng (3). Động vật và kể cả mỗi người có đặc điểm và thời gian ngủ khác nhau do khác biệt về gen, môi trường và chế độ dinh dưỡng (1). Một phát hiện thú vị là loài cá heo đã phát triển một cách ngủ khác biệt khi chúng chỉ ngưng một nửa phần não bộ một lúc (1). Sự nghiên cứu giấc ngủ trên các loài động vật khác nhau đều đưa đến kết luận là giấc ngủ giúp bảo tồn năng lượng, ngăn ngừa trạng thái bị động trong thời điểm nguy hiểm và đặc điểm của giấc ngủ khác nhau trên từng cá thể (1).

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ? Một nghiên cứu phát hiện rằng một giấc ngủ giúp tăng tốc độ hoạt động lên 20% trong khi sự chính xác vẫn được giữ (4). Rất nhiều nghiên cứu chứng minh thiếu ngủ dẫn đến tâm trạng không tốt và hoạt động thần kinh suy giảm (5). Tai nạn do thiếu ngủ được ước đoán ảnh hưởng 43 đến 56 tỉ đô la Mỹ cho nền kinh tế mỗi năm (5). Người thiếu ngủ cho thấy sự suy giảm hoạt động tương tự như người say xỉn. Ngủ không đủ giấc có liên hệ với suy giảm khả năng tập trung, hệ miễn hịch yếu, tăng huyết áp và giảm khả năng hoạt động bình thường (5).

Nguồn: http://meducator.org/2017/12/why-do-we-sleep-and-what-happens-if-we-dont/

Tài liệu tham khảo:

1. Siegel JM. Clues to the functions of mammalian sleep. Nature. 2005; 427: 1264-1271. Available from: doi: 10.1038/nature04285 [Accessed 22nd October 2017]

2. Tononi G, Cirelli C. Sleep function and synaptic homeostasis. Sleep Medicine Reviews. 2006: 10(1016): 49-62. Available from: doi: 10.1016/j.smrv.2005.05.002 [Accessed 22nd October 2017]

3. Hobson JA. Sleep is of the brain, by the brain and for the brain. Nature. 2005; 427: 1254-1256. Available from: doi: 10.1038/nature04283 [Accessed 22nd October 2017].

4. Walker MP, Brakefield T, Morgan A, Hobson JA, Stickgold R. Practice with sleep makes perfect: sleep-dependent motor skill learning. Cell Press. 2002; 35(1): 205-211.

5. Durmer JS, Dinges DF. Neurocognitive consequences of sleep deprivation. Seminars in Neurology. 2005; 25(1): 117-129.